Kiểm soát nguồn nước
Nước thải làm mát:
Nguồn phát sinh:
Biện pháp giảm thiểu:
Vị trí lấy nước và thải nước làm mát cách nhau tối thiểu 1km, mương thải tạo song để làm tăng khả năng phát tán nhiệt và tránh hiện tượng quẩn nhiệt nước thải nóng;
Điều tiết lưu lượng thải hợp lý nhằm làm tăng khả năng thải nhiệt cũng như tăng khả năng trao đổi nhiệt với môi trường tiếp nhận. Tránh ô nhiễm nhiệt nước sông;
Theo dõi và giám sát thường xuyên nhiệt độ lấy nước vào và thải nước ra tại điểm xả của nhà máy và môi trường nước bên ngoài để đảm bảo chênh lệch nhiệt độ không vượt quá 70C và có thể xử lý kịp thời trong các trường hợp xấu nhằm đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B;
Việc Clo hóa nước được thực hiện để ngăn ngừa việc bám rong rêu trong hệ thống nước làm mát. Clo được bơm vào với 1 tỉ lệ mà khi thải ra mức còn lại của chúng thấp hơn 0,02 ppm tại ống xả. Với hàm lượng này Clo không gây tác động đáng kể nào tại điểm thải. Riêng hàm lượng TSS có thể tăng lên khoảng 15-20% so với ban đầu nhưng vẫn luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng với hàm lượng TSS của sông Lòng Tàu (do có quá trình sơ lắng các chất lơ lửng trong hệ thống kênh dẫn và hố bơm). Trong trường hợp pH của sông Đồng Tranh bị phèn hóa (vào mùa mưa), nước làm mát được phun một lượng vừa đủ NaOH để đảm bảo nước làm mát có pH luôn lớn hơn hoặc bằng 5,5. Do vậy dù nước thải làm mát có pH, TSS và nhiệt độ khác nhau với môi trường nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đáng kể nào đến chất lượng nước sông Lòng Tàu.
Giám sát tại nguồn thải:
Tự giám sát:
- Chỉ tiêu: nhiệt độ, Cl- và Cl dư
- Vị trí: Điểm xả trong nhà máy trước khi vào cống hộp ra sông Lòng Tàu
- Tần suất: 1 tuần/lần;
Giám sát định kỳ:
Theo báo cáo GSMT và ĐTM:
- Chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, TSS, Cl-, Cl dư
- Vị trí:
- Điểm xả trong nhà máy trước khi vào cống hộp ra sông Lòng Tàu
- Điểm xả ngoài nhà máy tại cống xả chung của Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2.
- Tần suất: 3 tháng/lần.
Theo giấy phép xả thải:
- Chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, màu, BOD5, COD, SS, As, Hg, Pb, Cd, Cr3+, Cr6+, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Dầu mỡ khoáng, F-, S2-, tổng Nitơ, tổng Photpho, Clo dư, Amoni (tính theo Ni tơ), Coliform
Vị trí: Điểm xả trong nhà máy trước khi vào cống hộp ra sông Lòng Tàu
- Tần suất: 1 tháng/lần.
- Nước thải sinh hoạt:
Nguồn phát sinh:
Trong giai đoạn hoạt động. số lượng CBCNV làm việc tại nhà máy điện Nhơn Trạch 2 vào khoảng 190 người.
Nước thải sinh hoạt có mặt với hàm lượng chất hữu cơ cao và lượng vi sinh vật trong nước thải dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh và đến khả năng tự làm sạch của sông.
Hiện tại, toàn bộ nước thải sinh hoạt của nhà máy được thu gom về bể chứa nước thải sinh hoạt và sẽ được xử lý, nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn môi trường để đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giảm tối thiểu độc hại của nước thải đến sức khoẻ cộng đồng;
- Loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm tối đa các tác động xấu của nước thải đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận và chất lượng của môi trường tự nhiên nói chung.
Biện pháp giảm thiểu:
Để giảm thiểu các tác động do nước thải sinh hoạt, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đã áp dụng quy trình xử lý nước thải sinh hoạt như sơ đồ đính kèm.
Nước thải sản xuất:
Nguồn phát sinh:
a) Nước thải từ hệ thống khử khoáng
Trong quá trình khử khoáng, tái sinh các hạt nhựa trao đổi ion, cần thiết phải sử dụng các dung dịch axít hoặc bazơ tương ứng.
Loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống môi trường xung quanh.
b) Nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ khu vực bồn chứa dầu và gian máy tại nhà máy khoảng.
Lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nguồn tiếp nhận. Dầu và mỡ là nguồn ô nhiễm môi trường nước, nếu không xử lý sẽ tạo nên màng trên bề mặt nước làm giảm sự trao đổi oxy giữa nước và không khí. Mặt khác, dầu có khối lượng phân tử lớn bám dính vào các hạt lơ lửng trong cột nước và lắng đọng xuống đáy sông, rạch làm ảnh hưởng tới sinh vật sống trong vùng đáy.
c) Nước thải từ lò thu hồi nhiệt
Nước thải từ lò thu hồi nhiệt: nước cung cấp cho lò thu hồi nhiệt là nước khử khoáng, thành phần nước của lò thu hồi nhiệt tương đối sạch và nước thải từ lò thu hồi nhiệt chỉ thải ra ngoài khi nước không đạt các yêu cầu về độ dẫn, pH…. Vì thế nước thải từ lò thu hồi nhiệt sau khi thải ra sẽ được thu gom vào bể chứa nước thải Blowdown, sau đó bơm sang bể chứa nước thải và sau đó được đưa qua các công đoạn xử lý cho đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Đồng Tranh.
Biện pháp giảm thiểu:
Toàn bộ nước thải từ lò thu hồi nhiệt, nước thải nhiễm dầu, nước thải từ hệ thống khử khoáng đều được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất như đính kèm.
Giám sát tại nguồn thải:
Tự giám sát:
- Chỉ tiêu: pH, BOD5, TSS;
- Vị trí: Tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra sông Đồng Tranh;
- Tần suất: 1 tháng/lần;
Giám sát định kỳ:
Theo báo cáo GSMT và ĐTM:
- Chỉ tiêu: pH, TSS, BOD5, tổng hàm lượng dầu;
- Vị trí:
- Tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;
- Tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải sản xuất;
- Tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra sông Đồng Tranh;
- Tần suất: 3 tháng/lần.
Theo giấy phép xả thải:
- Chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, màu, BOD5, COD, SS, As, Hg, Pb, Cd, Cr3+, Cr6+, Cu, Zn, Ni, Mn, Fe, Dầu mỡ khoáng, F-, S2-, tổng Nitơ, tổng Photpho, Clo dư, Amoni (tính theo Ni tơ), Coliform
- Vị trí: Tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra sông Đồng Tranh;
- Tần suất: 3 tháng/lần.
Nhà máy đã duy trì hệ thống xử lý nước thải và luôn xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi thải ra môi trường.